Availability Calendar

Chùa Đồng Yên Tử - Hạ Long

view 19014

Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Bãi Cháy) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Ðiều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Ðồng Kiên Cương, 1284 -1330) là ông tổ thứ hai. Lý Ðạo Tái (1254 -1334 ) pháp danh Huyền Quang tôn giả, là ông tổ thứ ba.

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử - Ha Long, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh.

Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn. Trước hết, khi tới chân núi theo một lối mòn, rẽ tay phải, đang còn trong cảnh rậm rạp ta đã nghe thấy tiếng nước chảy róc rách. Đó là suối Giải Oan trong veo chảy ngoằn ngoèo trên nền đá cuội và sỏi trắng. Nối hai bên bờ suối là cây cầu đá xanh, dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng lại toát lên vẻ cổ kính, vững chãi. Chính ở dòng suối này, lòng ta trào dâng niềm thương cảm, câu chuyện bi thương về 100 cung nữ đã quyên sinh tại đây vì không được theo vua.

CHUA DONG YEN TU

Chùa Đồng Yên Tử  - Hạ Long

Tục truyền rằng, xưa kia vua Trần Nhân Tông  nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông  rồi tìm đến cõi Phật . Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn.  Để giải oan cho linh hồn của họ, vua Trần Nhân Tông đã lập chùa hợp cúng. Ngôi chùa và con suối từ đó, mang tên là “Giải Oan”. Dưới ân đức cao dày và lòng từ bi, bồ tát của vua Trần Nhân Tông, những cung nữ còn sống sót đã được làm nhà, cấp ruộng cấy cày dưới chân núi, lấy chồng sinh con, lập thành làng Nương, nàng Mụ, tức xã Thượng Yên Công (Uông Bí) ngày nay. 

chua dong yen tu

Khánh Chùa Đồng Yên Tử  

Con đường lên tháp Tổ xếp bậc đá dẫn thẳng đến trước cửa khu tháp dưới bóng một cây thông già gần ngàn tuổi, cây thẳng đứng, thân to tròn ba người ôm không xuể, cành đan vào nhau tạo nên cái tán hình tròn xương xẩu đứng cách xa chân núi hàng chục kilômét cũng nhìn thấy. Chính giữa khu tháp là lăng Quy Đức- nơi đặt mộ vua Trần Nhân Tông. Lăng Quy Đức được xây bằng gạch to, dày, nung, chín già; chát bùn đất, vôi trộn mật đường, bột giấy, gió và cát; lợp ngó mũi hài kép. Đây là một di tích thời Trần còn lại hầu như nguyên vẹn. Ở giữa lăng nổi lên một ngọn tháp lớn, là bông hoa thắm nhất trong rừng tháp Yên Tử. Tháp 6 tầng, cao 10m, bốn mặt tháp có tường vây, mỗi tầng là một khối đá xanh vuông vức. 

chua dong yen tu ha long

Con đường từ khu tháp Tổ lên chùa Hoa Yên lát loại gạch vuông lớn in hình hoa cúc phổ biến thời Trần (ngày nay còn được 84 viên). Đáng lưu ý là gạch hoa cúc thời Trần chỉ có ở các di tích của triều đình hay hoàng tộc nhà Trần, điều đó mách bảo vị trí trang trọng của khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Gạch hoa cúc làm bằng đất nung để nát nền hoặc ốp tường, không dùng để xây, hình vuông, có cấu trúc hoa văn trên bề mặt, phản ánh ý nghĩa triết lý sâu sắc. Hình vuông lớn- biểu trưng cho đất( chứa đựng âm khí); bốn góc của hình vuông có bốn bông hoa cúc, biểu tượng của tứ tượng ( khí, thủy, hỏa, thổ); hình tròn lớn trong lòng viên gạch tượng trưng cho trời( chứa đựng dương khí); có 8 bông hoa cúc thể hiện bát quái. Hình tròn nhỏ ở giữa có hai bông hoa cúc nhỏ, thể hiện sự kết hợp của âm dương; xung quanh viên gạch theo hình vuông là các tinh tú. Qua hoa văn họa tiết trên gạch hoa cúc thời Trần.

chua dong yen tu

Đường lên Chùa Đồng Yên Tử 

Sách xưa ghi lại: Chùa Hoa Yên ngoài tiền đường, thượng điện để thờ Phật, tả hữu còn có Viện Phù Đồ, có lầu trống, lầu chuông, nhà dưỡng tăng, nhà khách nghỉ tạo nên một quần thể kiến trúc to lớn. Chùa Hoa Yên xưa quả là một kỳ quan. Nhìn theo thế núi, chùa Hoa Yên tọa lạc nơi đầu rồng, núi nhô ra như trán, mũi, hàm rồng. Đôi mắt rồng ở ngôi tháp Tổ, hai dãy núi Tây Đông vươn về Nam ôm lấy con đường hành hương dưới chân núi Giải Oan như đôi cánh tay rồng. Xét về mặt tâm linh, chùa Hoa Yên là nơi giao hội của trục linh ( trục tung) và trục tú (trục hoành), hai bên tả hữu vươn ra (tả thanh long, hữu bạch hổ) theo thuật phong thủy, đây là vị trí đất quý hiếm. 

Kề sát thác Ngự Dội là am Thiền Định- nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngồi nhập định, tham thiền. Am Thiền Định ở xa tuyến hành hương tĩnh lặng phù hợp với việc thiền định. Cách đó khoảng 300m, đến thác Vàng, nước chảy từ chùa Đồng (1068m), như dải lụa chảy xuống thành suối vàng, lúc ồn ào, lúc trầm tư. 

Du khách tới đây, ai cũng muốn uống một ly để lấy phúc. Dân gian tin rằng, lấy nước ở đây và nước giếng ở chùa Đồng về thắp hương gia tiên rất linh thiêng. Vì lẽ đó, mà rất nhiều phật tử đến chùa thắp hương xin nước về để cúng lễ quanh năm tại gia. Rời chùa Một Mái, men theo con đường vắt qua sườn núi sẽ đến am Ngọa Vân (am trong mây), trước mặt là thác Tử từ trên lèn đá cao 10m đổ xuống, sôi réo trong các khe đá rồi tràn qua mặt đường, lao xuống vực. Am Ngọa Vân tựa vào sườn núi, dưới tán hai cây tùng lớn, hơi nước từ biển Đông theo gió bay vào Yên Tử gặp khí lạnh của núi biến thành màn mây mỏng bàng bạc như khói, lùa vào am vương vấn trên tán tùng, bồng bềnh trong rừng trúc, cảnh núi rừng hòa tan trong làn mây mỏng nhẹ rồi lại từ từ hiện ra từng mảng đậm nhạt, chỗ xanh, chỗ trắng như một bức tranh thủy mặc kỳ diệu.

chua donmg yen tu

Bạn hãy đến và hành hương Chùa Đồng Yên Tử

Chùa có ba pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm bằng đồng khá lớn, cùng ngồi xếp bằng trên bệ sen đồng được sơn son thiếp vàng. Chùa Bảo Sái vừa là tên chùa, vừa là tên đại đệ tử của Đức Phật Trúc Lâm. “Bảo Sái” tức là “những giọt nước chảy thành tua”, nghĩa đạo là sự thấm nhuần mưa của Đạo Phật nhiệm màu với chúng sinh. Chùa Bảo Sái là một biểu tượng của sự thấm nhuần rễ đạo của phật tử. Cạnh am là giếng Thiêng nước trong vắt và cây giội cổ thụ, bị móng vuốt hổ cào, trải qua bao năm tháng vẫn còn in vết như một huyền thoại. Dưới gốc cây là ông Hổ Đá quỳ hai chân trước nhìn vào am chăm chú như đang nghe kinh.

Chuyện xưa kể rằng: Đã lâu lắm rồi, có một con hổ ở đâu về chùa, cứ mỗi lần sư chùa tụng kinh, gõ mõ là hổ lại đến bên gốc giổi nghe kinh kệ. Ngày tháng qua đi, hổ và nhà sư luôn sống gần nhau. Bỗng một ngày kia, sư chùa lâm bệnh rồi viên tịch. Vắng bóng nhà sư, không còn tiếng tụng kinh, gõ mõ, hổ đau đớn, thét gầm, ôm chặt thân cây giổi cào xé. Sau ngày đó, hổ biệt tăm. Để ghi lại sự tích này, đời sau đã tạc tượng hổ bên giếng thiêng và khắc vào vách đá 4 chữ “Hổ bao niết linh”, tức “dấu vết ôm cây của hổ thiêng”.

Du khách đến chùa thường ra thắp hương cho ông hổ, chỉ cho nhau xem dấu vết móng vuốt hổ còn in đậm nơi này. Cách chùa Bảo Sái vài trăm mét là chùa Vân Tiêu (chùa trên mây), tọa lạc trên gò núi cao, từ dưới nhìn lên có cảm giác như công trình kiến trúc này được nổi hẳn lên giữa trời mây bát ngát. Xưa, thì chùa chỉ là một am thất nhỏ. Sau khi Đệ Nhất Tổ hiển Phật, thì nơi đây mới được xây dựng thành chùa. Trải qua mấy trăm năm, ngôi chùa đã được nhiều lần trùng tu. Vào thời Lê, đích thân Chúa Trịnh đã đứng lên làm chủ việc sửa chữa, tôn tạo lại chùa. Bia đá còn ghi lại sự kiện “Lê triều- Đại nguyên soái Thống Quốc Chính”.Chùa đã bị cháy từ cuối thế kỷ trước, nay chỉ còn nền gạch và bàn thờ Chúa Đại Ngàn, Năm 1992, ở đây đã xây dựng một ngôi thờ Tam Tổ Trúc Lâm hình chữ “nhất”, lợp ngói vảy rồng.

Theo mytour.vn

Bài viết liên quan